1. Mục tiêu đào tạo:
1.1. Mục tiêu chung
Đào tạo kỹ sư Công nghệ thông tin có phẩm chất chính trị, đạo đức, ý thức phục vụ nhân dân, năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đào tạo sinh viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.
1.2. Mục tiêu cụ thể
Kỹ sư tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ thông tin sẽ đạt được các mục tiêu cụ thể sau:
1.2.1. Về kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp
Kết thúc khoá học, sinh viên phải nắm vững được cơ sở lý luận khoa học chuyên ngành một cách sâu sắc. Cụ thể:
- Nắm vững và có khả năng triển khai các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giải quyết các loại bài toán thực tế sau: phát triển ứng dụng web, phát triển ứng dụng di động, phát triển ứng dụng theo kiểu truyền thống (desktop application), xây dựng hệ thống mạng cho doanh nghiệp, phát triển các giải pháp mã nguồn mở.
- Nắm vững xu hướng phát triển của công nghệ trong và ngoài nước.
- Khả năng đọc hiểu tiếng Anh chuyên ngành và giao tiếp với người nước ngoài bằng tiếng Anh thành thạo.
- Có khả năng làm việc nhóm và các kỹ năng mềm để phát triển trong một môi trường hội nhập và có tính linh hoạt cao.
- Có sức khoẻ tốt.
1.2.2. Về phẩm chất đạo đức
Sinh viên được trang bị kiến thức cơ bản về Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, tuyệt đối trung thành với Tổ quốcViệt Nam xã hội chủ nghĩa; có đạo đức, nhân cách tốt, có tác phong công nghiệp; có ý thức tổ chức kỷ luật tốt.
1.2.3. Về cộng tác trong công việc
Hòa nhập và làm việc nhóm hiệu quả, có sự hiểu biết về tính đa dạng văn hóa mang tính quốc gia và quốc tế và biết cư xử một cách đúng đắn, chuyên nghiệp.
1.2.4. Về không ngừng rèn luyện, học tập
Trưởng thành về nhân cách và năng lực để có thể vượt qua mọi thách thức, đối đầu với mọi thay đổi, đi đến thành công trong công việc và cuộc sống.
Trưởng thành về trí tuệ và khả năng sáng tạo trong lĩnh vực chuyên môn, có thể đạt tới trình độ học vấn cao hơn trong lĩnh vực tự động thủy khí nói riêng, lĩnh vực cơ khí-động lực nói chung và các lĩnh vực khác liên quan đến nghề nghiệp.
1.3. Các kết quả của chương trình như kiến thức, sự hiểu biết, các kĩ năng và thái độ cần đạt được
Các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ đáp ứng được mục tiêu đào tạo, cụ thể như sau:
1.3.1. Yêu cầu về kiến thức
- Có kiến thức nền tảng về toán rời rạc, toán cơ bản và các nguyên lý điện tử cơ bản.
- Có kiến thức vững chắc về nền tảng khoa học của ngành Công nghệ thông tin.
- Hiểu rõ pháp luật đại cương, các kỹ năng lãnh đạo và những nhận thức về văn hóa.
- Có hiểu biết về trách nhiệm, có đạo đức nghề nghiệp, và tính chuyên nghiệp trong môi trường làm việc đa văn hóa, đa quốc tịch.
- Có khả năng xây dựng các ứng dụng trên nền web, các phần mềm ứng dụng, phần mềm nền tảng di động, phát triển hệ thống dựa trên mã nguồn mở.
- Có kiến thức để triển khai các hệ thống mạng, xây dựng các hệ thống nhúng.
- Có kiến thức chung về xu hướng phát triển của ngành CNTT trong tương lai.
1.3.2. Yêu cầu về kỹ năng
1.3.2.1. Kỹ năng chuyên môn
- Có kỹ năng lập trình và xây dựng các giải pháp công nghệ thông tin.
- Có khả năng xây dựng các ứng dụng trên nền web, di động và các phần mềm ứng dụng.
- Có khả năng tư duy và phân tích giải quyết các bài toán thực tế bằng cách áp dụng giải pháp CNTT.
- Có khả năng áp dụng kiến thức đã học vào công việc thực tiễn: đề xuất các mô hình, giải pháp mạng, mã nguồn mở.
1.3.2.2 Kỹ năng mềm
- Có kỹ năng giao tiếp, trao đổi một cách hiệu quả và tự tin trong công việc, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại, đặc biệt trong môi trường toàn cầu. Sử dụng được thành thạo tiếng Anh (với trình độ TOEIC 450 điểm trở lên) trong các hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp (bao gồm cả đọc tài liệu, viết báo cáo, thuyết trình, trao đổi, thảo luận một cách chuyên nghiệp, hiệu quả). Về trình độ tin học phải đạt các chứng chỉ Tin học Văn phòng quốc tế MOS (Microsoft Office Specialist) của Cetiport – Hoa Kì cấp theo 02 nội dung: Microsoft Word (điểm thi ≥700) và Microsoft Excel (điểm thi ≥700).
- Có năng lực làm việc hiệu quả và chuyên nghiệp trong nhóm và giữa các nhóm khác nhau; thích nghi nhanh chóng với thay đổi trong môi trường làm việc; có hiểu biết về tính đa dạng văn hóa.
- Có năng lực lãnh đạo, tổ chức; năng lực lập kế hoạch, quản lý thời gian, tiến độ công việc trong phạm vi trách nhiệm của mình; năng lực phân tích, phản biện, và tư duy hệ thống.
- Có năng lực học tập, tự đào tạo nhằm bổ sung những tri thức mới trong nghề nghiệp.
1.3.3. Yêu cầu về thái độ
- Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp với ý thức trách nhiệm và tính chuyên nghiệp cao,.
- Trung thực, khiêm tốn, và đam mê học hỏi, và học tập suốt đời.
- Chấp hành tốt kỷ luật học tập và làm việc,
- Có tinh thần đồng đội, chia sẻ với cộng đồng;
1.4.Về khả năng công tác
Sinh viên sau tốt nghiệp có thể công tác tại:
- Các công ty phần mềm, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
- Các cơ sở đào tạo (đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và nghề).
- Các cơ quan, doanh nghiệp đòi hỏi nhân lực CNTT.
- Các cơ quan, doanh nghiệp, nhà máy kỹ thuật có liên quan như cơ khí, tự động hóa, điện tử.
- Các sở, phòng, ban khoa học – công nghệ;
Các công việc có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp:
- Phát triển phần mềm ứng dụng.
- Phát triển phần mềm trên nền tảng web.
- Phát triển ứng dụng mã nguồn mở.
- Phát triển phần mềm trên nền tảng di động
- Phát triển các hệ thống điều khiển tự động, nhúng.
- Tư vấn kỹ thuật, thẩm định, đánh giá các dự án và thiết kế ngành CNTT.
- Lập, quản lý và thực hiện các dự án CNTT.
- Đào tạo cán bộ ngành CNTT.
- Nghiên cứu khoa học, nghiên cứu phát triển các giải pháp CNTT.
1.5. Các chiến lược giảng dạy, học tập và kiểm tra đánh giá để đạt được kết quả và chứng minh kết quả đạt được:
1.5.1. Chiến lược giảng dạy, học tập:
Chương trình Công nghệ thông tin với phương châm giáo dục đại học chung trên thế giới lấy người học làm trung tâm, phát huy tính tự chủ, tự nghiên cứu và làm việc theo nhóm của người học, áp dụng kết hợp các phương pháp sau:
- Phương pháp diễn giảng: chiếm khoảng 30%
- Phương pháp thảo luận nhóm (hội thảo, xemina): chiếm khoảng 10%
- Phương pháp tự đọc, tự nghiên cứu: chiếm 20%
- Phương pháp thuyết trình: chiếm 10%
- Phương pháp tham quan, thực tập, thực hành: chiếm khoảng 30%
Phương pháp dạy và học được thể hiện trong đề cương của mỗi môn học. Thêm vào đó, hệ thống phòng học được trang bị máy chiếu; các phòng thực hành được trang bị các máy tính để thực hành; cùng với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy tạo điều kiện cho đổi mới phương pháp giảng dạy, đồng thời cải thiện điều kiện học tập cho sinh viên.
1.5.2. Phương pháp kiểm tra đánh giá:
Phương thức đánh giá các học phần trong chuyên ngành Công nghệ thông đảm bảo tính linh hoạt, khách quan, phù hợp với từng học phần và điều kiện của từng học phần.
Điểm tổng hợp đánh giá học phần (gọi tắt là điểm học phần) bao gồm: điểm kiểm tra thường xuyên trong quá trình học tập, điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận, điểm đánh giá phần thực hành, điểm chuyên cần, điểm thi kết thúc môn học.
Việc lựa chọn thi, kiểm tra và cách tính điểm tổng hợp đánh giá học phần do bộ môn quy định và phải được ghi rõ trong đề cương chi tiết của học phần.
Giảng viên trực tiếp ra đề thi, đề kiểm tra và cho điểm đánh giá bộ phận.
Chất lượng học tập của sinh viên được đánh giá bằng một hệ thống điểm A-F. Cụ thể như sau:
A+, A : kết quả đạt được ở mức cao nhất, sinh viên xuất sắc
B+, B : kết quả tốt
C+, C : kết quả trung bình, thỏa mãn được yêu cầu khóa học
D+, D : kết quả đạt được thấp hơn yêu cầu môn học
F : Không đạt yêu cầu môn học
Tương ứng với những phân hạng trên là điểm bình quân theo thang điểm 4, cụ thể:
A, A+ = 4.0 C+ = 2.5 D = 1.0
B+ = 3.5 C = 2.0 F = 0.0
B = 3.0 D+ = 1.5
Sinh viên phải tham dự tất cả các buổi học trừ các trường hợp vắng mặt được cho phép, điều này tùy thuộc vào đánh giá của cố vấn học tập mà với mỗi môn học có một chế độ thời gian hợp lý. Quy định thời gian nghỉ cho phép theo quy chế đào tạo hiện hành của Nhà trường,sinh viên không đáp ứng được yêu cầu về mặt thời gian lên lớp sẽ bị đánh trượt môn.
Ba hình thức thi tự luận, trắc nghiệm, vấn đáp sẽ được bố trí phù hợp:
+ Các học phần đòi hỏi tư duy hệ thống và kiến thức nền tảng sẽ thi tự luận (chiếm số ít).
+ Các học phần đòi hỏi kỹ năng của người học sẽ thi vấn đáp trực tiếp.
+ Các học phần khác đánh giá dựa trên khả năng nhận thức sẽ thi trắc nghiệm online (chiếm đa số).
2. Thời gian đào tạo: 4 năm.
3. Đối tượng tuyển sinh:
Theo quy chế tuyển sinh Đại học và Cao đẳng hệ chính quy của Bộ GD&ĐT và Trường Đại học Hàng hải Việt Nam.
4. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp
Theo quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành theo quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quyết định số 2219/QĐ-ĐHHHVN-ĐT ngày 28/8/2015 của Hiệu trưởng Trường ĐH Hàng hải Việt Nam.
5. Thang điểm chữ: A+, A, B+, B, C+, C, D+, D, F.
6. Nội dung chương trình
Khối lượng kiến thức toàn khóa: 130 TC
+ Khối kiến thức bắt buộc 100 TC
a. Khối kiến thức giáo dục đại cương: 18 TC.
b. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 82 TC.
- Kiến thức cơ sở ngành: 15 TC.
- Kiến thức ngành: 36 TC
- Kiến thức chuyên ngành (trừ tốt nghiệp): 21 TC.
- Kiến thức tốt nghiệp: 10 TC.
+ Thưc tập tốt nghiệp: 4 TC.
+ Đồ án tốt nghiệp: 6 TC.
+ Kiến thức tự chọn 30 TC