GIỚI THIỆU CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG (H402)

1. Mục tiêu đào tạo
1.1.  Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân chất lượng cao ngành Kinh doanh quốc tế có tư duy trong quản lý kinh tế, bản lĩnh nghề nghiệp cao, tư tưởng chính trị vững vàng; có khả năng nắm bắt và vận dụng được các yêu cầu của kinh tế thị trường, hoạt động đầu tư, xuất nhập khẩu của Việt Nam và thế giới nhằm phát triển kinh tế của đất nước. Thành thạo Tiếng Anh và có kỹ năng thực hành tốt.
1.2. Mục tiêu cụ thể
a. Về phẩm chất đạo đức:
Sinh viên được trang bị kiến thức cơ bản về Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có đạo đức nhân cách tốt, có tác phong công nghiệp; có ý thức tổ chức kỷ luật tốt.
b. Về kiến thức:
Nắm vững quy chế hoạt động của thương nhân và các hoạt động thương mại hiện nay tại Việt Nam; Sự vận động của nền kinh tế thế giới, các quan hệ kinh tế quốc tế chủ yếu trong thương mại quốc tế; Các vấn đề liên quan đến lĩnh vực đầu tư nước ngoài; Kiến thức lập và tổ chức thực hiện các phương án kinh doanh quốc tế; Kỹ năng tổ chức và quản lý hoạt động giao nhận vận tải và logistics; Kiến thức quản trị và quản lý nhà nước về hoạt động kinh tế đối ngoại, quản lý nhà nước về hoạt động ngoại thương, đặc biệt sinh viên sẽ được trang bị vốn ngoại ngữ, tin học tốt; Kỹ năng giao tiếp đáp ứng với nhu cầu hội nhập quốc tế của nền kinh tế đất nước.
c. Về kỹ năng:
- Có khả năng tổ chức, nghiên cứu thị trường, đàm phán và ký kết các hợp đồng mua bán quốc tế. Sử dụng thành thạo các công cụ thanh toán cũng như các phương thức thanh toán quốc tế trong ngoại thương; Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ giao nhận vận chuyển, dịch vụ logistics trong vận tải quốc tế; Lập các phương án kinh doanh quốc tế; Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng, lao động tiền lương của doanh nghiệp. Có kỹ năng và giao tiếp bằng tiếng Anh trực tiếp với các đối tác nước ngoài trong công việc. Có đủ số tín chỉ tích lũy theo quy định;
- Về trình độ ngoại ngữ: Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo chất lượng cao chuyên ngành Kinh tế ngoại thương được đào tạo ngoại ngữ đạt năng lực tối thiểu bậc 4/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (hoặc tương đương). Do đó, cử nhân Kinh tế ngoại thương chất lượng cao có thể dễ dàng làm việc trong môi trường quốc tế, hội nhập, giao thương trong khu vực và trên thế giới.
- Trình độ tin học: Sinh viên  được đào tạo và thực hành các kỹ năng tin học văn phòng đạt chuẩn tin học văn phòng quốc tế MOS (Microsoft Office Specialist);
- Giao tiếp xã hội. Có đủ kỹ năng và sự tự tin trong giao tiếp xã hội, làm việc nhóm và làm việc với đối tác trong và ngoài nước;
- Về sức khỏe. Có đủ sức khỏe để phục vụ nhu cầu công tác, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
d. Về khả năng công tác:
Có thể trở thành Chuyên viên các phòng nghiệp vụ: xuất, nhập khẩu, giao nhận vận chuyển hàng hóa, thanh toán quốc tế tại các các ngân hàng, quản lý các dự án đầu tư nước ngoài, quản lý nhà nước về các hoạt động kinh tế đối ngoại.
2. Thời gian đào tạo: 4 năm
3. Đối tượng tuyển sinh:
Theo Quy chế Tuyển sinh Đại học hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo, và của Trường Đại học Hàng hải về đào tạo đại học chất lượng cao
4. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp
Tuân theo quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín hiện hành, và theo các quy định riêng biệt trong quy chế đào tạo áp dụng cho các sinh viên theo học chương trình đào tạo chất lượng cao hệ đại học. Cụ thể, sinh viên phải hoàn thành toàn bộ các học phần bắt buộc cũng như các học phần tự chọn với tổng khối lượng kiến thức toàn khóa là 131 tín chỉ, Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2,0 trở lên; Điểm rèn luyện đạt từ 70 trở lên; Hoàn thành các khóa học giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng; Năng lực ngoại ngữ tối thiểu phải đạt bậc 4/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (hoặc tương đương),  đạt chuẩn tin học văn phòng MOS quốc tế, và các quy định khác theo Quy chế của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam.
5. Thang điểm
Các học phần của chương trình đào tạo chất lượng cao được đánh giá theo thang điểm 10 hoặc thang điểm 4. Thang điểm 10 được quy đổi sang thang điểm chữ như sau:
A+, A, B+, B, C+, C, D+, D, F
6. Cấu trúc chương trình
6.1. Khối lượng kiến thức toàn khóa:
131 TC (Không tính các học phần GDTC, QPAN).
a. Khối kiến thức giáo dục đại cương: 43 TC.
+ Bắt buộc: 38 TC. 
+ Tự chọn: 5 TC.
b. Khối kiến thức cơ sở ngành: 19 TC.
  + Bắt buộc: 15 TC. 
+ Tự chọn: 4 TC.
c. Khối kiến thức ngành: 33
+ Bắt buộc: 24 TC. 
+ Tự chọn: 9 TC.
d. Kiến thức chuyên ngành: 23 TC.
+ Bắt buộc: 20 TC. 
+ Tự chọn: 3 TC.
e. Thực tập: 7 TC.
+ Thực tập cơ sở ngành: 1 TC
+ Thực tập chuyên ngành: 2 TC
+ Thực tập tốt nghiệp: 4 TC
f. Tốt nghiệp: 6 TC.